Sự cố làm đứt mạch cuộn dây của động cơ điện ba pha

Thứ tư - 15/02/2017 17:31

Sự cố làm đứt mạch cuộn dây của động cơ điện ba pha

Những nguyên nhân gây ra sự cố làm đứt mạch cuộn dây của động cơ điện ba pha ? Cách tiến hành kiểm tra và xử lý?
Sự cố làm đứt mạch cuộn dây thường phát sinh bởi mối hàn các dây nối hoặc các đầu dây dẫn ra của động cơ điện, do công nghệ hàn không đúng nên xảy ra hiện tượng hàn hờ, sau một thời gian dài vận hành động cơ điện các mối hàn bị bật ra, gây nên đứt mạch của cuộn dây.
 
Khi một búi dây pha bị đứt mạch, sẽ không thể khởi động được động cơ điện, động cơ điện đang vận hành bị đứt một pha, tuy động cơ điện vẫn tiếp tục chạy được, nhưng vì dòng điện quá lớn nên động cơ có thể bị cháy.
 

 
Về stato
 
1/ Bị nổ cầu chì do dòng điện quá lớn;
 
2/ Bị đứt mạch tải điện;
 
3/ Bị đứt dây đầu ra của búi dây động cơ điện;
 
4/ Bị đứt mạch một cuộn dây pha nào đó;
 
5/ Bị đứt một dây hoặc nhiều dây được đấu song song;
 
6/ Bị đứt một phân nhánh đấu song song của một pha nào đó.
 
Về rôto
 
1/ Bị nhả mối hàn đầu đấu song song búi dây rôto;
 
2/ Chổi than và vòng trượt tiếp xúc không tốt;
 
3/ Xảy ra sự cố ở thiết bị ngắn mạch của rôto;
 
4/ Bị gẫy thanh lồng sóc hoặc bật mối hàn ở đầu rôto lồng sóc;
 
5/ Bị gẫy thanh lồng sóc của rôto đúc bằng nhôm…
 
Nguyên nhân chủ yếu gây ra những sự cố trên
 
1/ Chọn lựa cầu chì không đúng, lắp ráp không hợp lý;
 
2/ Hư hỏng phần cơ khí của dây tải điện, dây dẫn bị đứt;
 
3/ Hư hỏng ở chỗ mối hàn, như mối hàn hở hoặc có hư hỏng phần cơ khí;
 
4/ Động cơ điện có sự cố (như những sự cố chập mạch, tiếp mát,…) làm cho dây dẫn bị cháy đứt;
 
5/ Chất lượng mối hàn của dây dẫn hay ở mối hàn đầu dây đấu song song không tốt, khi vận hành phát nóng, làm cho mối hàn bị nóng chảy ra.
 
Phương pháp kiểm tra thường dùng
 
1/ Kiểm tra bằng đèn thử. Đây là một phương pháp đơn giản, các nơi sửa chữa thường dùng, chỉ cần một bóng đèn nhỏ và cục pin nối tiếp là được. Khi dùng, một đầu dây của đèn thử nối liền với một đầu dây đầu của búi cuộn dây pha; một đầu dây nối với đầu dây cuối của búi cuộn dây pha, nếu đèn sáng chứng tỏ búi cuộn dây không bị đứt, nếu đèn không sáng chứng tỏ mạch điện không nối thông, mạch điện bị đứt.
 
Khi áp dụng bằng đèn thử, nếu các búi dây đấu theo hình Y thì có thể đo trực tiếp, nếu đấu theo hình tam giác (Δ) thì phải gỡ một đầu dây ra thì mới đo được các dây pha có đứt hay không. Ngoài ra, trên hai búi dây đấu song song với nhau, nếu chỉ bị đứt một dây dùng đèn thử không dễ phát hiện ra mạch điện bị đứt, lúc đó phải áp dụng bằng cách đo cầu điện để đo điện trở trên mỗi búi dây pha, nếu có một pha lớn hơn 5%, thì có khả năng dây dẫn đấu song song của búi dây này bị đứt mạch.
 
Kiểm tra bằng mêgômét hoặc đồng hồ vạn năng. Trước hết cần tháo gỡ rời đầu nối các búi dây ra, lần lượt đo thử từng pha. Dùng mêgômét hoặc đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện trở của các búi dây pha, nếu điện trở quá lớn chứng tỏ mạch điện của búi dây bị đứt mạch hoặc tiếp xúc không tốt
 
Phương pháp sửa chữa đứt mạch đối với các đầu dây dẫn, cầu điện và mối hàn của cụm đầu dây đấu song song tương đối đơn giản, sau khi tìm ra điểm có sự cố có thể tiến hành hàn lại; khi hàn lại mạch điện bị đứt đối với đầu cuộn dây cần phải làm nóng cuộn dây, có thể dùng máy sấy tóc để tăng nhiệt cục bộ cho cuộn dây khoảng 130ºC, để có thể cậy được đoạn dây ở chỗ bị đứt mạch, nếu có nhiều đầu dây bị đứt cần phân biệt rõ tránh nối sai. Sau khi hàn bổ sung, quấn bọc cách điện lại rồi bôi lên trên một lớp keo cách điện và để khô lại.
 
Trường hợp dây dẫn trong các rãnh bị đứt thường rất ít, nếu bị đứt mạch phải tăng nhiệt mới lấy được dây ra để hàn liền lại. Diện tích trong rãnh rất nhỏ, khi hàn đắp có thể phải kéo dây ra để hàn nối ở bên ngoài rãnh mới được. Sau đó đệm lớp cách điện chêm vào rãnh, sơn lên một lớp sơn cách điện rồi hong khô.

Tổng số điểm của bài viết là: 9890 trong 4108 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn