Motor Giảm Tốc Đảo Chiều - Động Cơ Giảm Tốc Đảo Chiều

Thứ bảy - 24/10/2020 15:06

Motor Giảm Tốc Đảo Chiều - Động Cơ Giảm Tốc Đảo Chiều

Motor giảm tốc đảo chiều là bộ phận vô cùng quan trọng, chúng được sử dụng trong các thiết bị động cơ, máy móc liên quan đến khả năng giảm tốc độ.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc motor giảm tốc là gì, có những loại nào đang được dùng phổ biến hiện nay, nguyên lý hoạt động và thông số kỹ thuật của chúng ra sao?

Motor giảm tốc đảo chiều

Motor giảm tốc đảo chiều hay hộp giảm tốc đảo chiều là một loại động cơ được sử dụng trong các thiết bị có liên quan đến vấn đề làm giảm tốc độ của vòng quay đầu ra. Ngay từ tên gọi của chúng, chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào đã hình dung được cấu tạo của chúng gồm bộ phận nào và có công dụng gì rồi phải không nào.

Chức năng của motor giảm tốc nói chung đó là hãm, làm giảm tốc độ của vòng quay theo mục đích và nhu cầu cụ thể của từng công việc. Đây cũng chính là cơ cấu truyền động bằng cách ăn khớp trực tiếp, chúng sẽ có tỷ số truyền động không đổi.

Motor giảm tốc chạy chậm hơn các loại motor điện thông thường, nhờ vậy mà người lao động bình thường có thể theo kịp được tốc độ của nó. Chẳng hạn như động cơ giảm tốc công nghiệp với điện áp 380V loại nhỏ (dưới 11KW). Đây là motor giảm tốc phổ biến nhất với tỷ số truyền động là từ 1/5 1/200.

Loại motor giảm tốc này còn được sử dụng để kìm hãm được vận tốc góc và tăng thêm mô men xoắn cho động cơ. Do đó, hộp số giảm tốc chính là bộ máy trung gian ở giữa motor và bộ phận làm việc của các loại máy móc công tác.

Cấu tạo của motor giảm tốc đảo chiều

Motor giảm tốc đảo chiều bao gồm có động cơ điện và hộp số giảm tốc. Trong đó, động cơ điện chạy 3 pha lại có cấu tạo bao gồm 2 phần chính, đó là stato và roto. Cấu tạo của stato lại được chia thành rất nhiều cuộn dây của 3 pha điện để đem quấn lên trên các lõi sắt và được bố trí trên một chiếc vành tròn để từ đó tạo ra từ trường quay. Còn roto có dạng hình trụ, chúng đóng vai trò giống như một cuộn dây quấn ở trên lõi thép.

Còn hộp giảm tốc đảo chiều bên trong có chứa bộ truyền động sẽ sử dụng bánh răng hoặc trục vít bánh vít,… để làm giảm tốc độ của vòng quay. Hộp này được dùng để làm giảm vận tốc góc và tăng  mô men xoắn cho máy công tác. Đầu còn lại của hộp số giảm tốc được nối với tải.

Motor thường được quấn theo kiểu của motor 3 pha 4 cực. Còn roto trong một động cơ điện, phần di chuyển (quay) chính là rotor, nó sẽ làm quay trục để có thể cung cấp năng lượng cơ học. Rôto thường có các dây dẫn, bên trong có dòng điện, chúng tương tác với từ trường của stator để có thể tạo ra được các lực quay trục. Tuy nhiên, trên một số cánh quạt của động cơ mang nam châm vĩnh cửu thì stator sẽ giữ dây dẫn.

Vòng bi: Roto được hỗ trợ bởi vòng bi, từ đó cho phép rotor xoay quanh trục của nó. Các ổ đỡ lần lượt được hỗ trợ bởi các động cơ bên trong. Trục động cơ kéo dài chạy qua vòng bi sẽ đến bên ngoài của động cơ, ở đây có tải được áp dụng. Bởi vì các lực của tải sẽ được thực hiện vượt quá vị trí của vòng bi ngoài cùng nhất.

Stator: Đây chính là phần tĩnh của mạch điện từ trong động cơ, chúng thường bao gồm các cuộn dây hoặc có thể là nam châm vĩnh cửu. Các lõi stator sẽ được ghép từ nhiều tấm kim loại mỏng, chúng được gọi là laminations. Laminations được sử dụng để làm giảm tổn thất năng lượng có thể xảy ra trong trường hợp ta sử dụng một lõi rắn.

Khoảng cách không khí: Chính là khoảng cách giữa rotor và stator, khoảng cách này có những ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Vì một khoảng cách lớn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực một cách mạnh mẽ lên hoạt động của 1 động cơ điện. Đây cũng là nguồn chính của hệ số công suất thấp mà động cơ, máy móc hoạt động. Khoảng cách này còn làm tăng cường dòng chảy từ hóa cần thiết. Vì lý do này, không khí nên có 1 khoảng cách tối thiểu. Khoảng trống rất nhỏ đó có thể gây ra rất nhiều vấn đề cơ học bên cạnh tiếng ồn và tổn thất khác.

Cuộn dây: Cuộn dây bao gồm các sợi dây được quấn quanh một lõi sắt mỏng mềm từ để có thể tạo thành các cực từ khi chúng được kích hoạt trở lại bằng dòng điện.

Hộp số giảm tốc: Sử dụng bánh răng truyền động.

Phương truyền động: Là phương song song (đối với trục thẳng hoặc đồng trục).

Lưu ý: Công suất của motor giảm tốc thường tương ứng với nguồn của dòng điện:

    Công suất của motor giảm tốc <= 7.5hp khi nguồn của dòng điện 220V/ 380V.

    Công suất của motor giảm tốc >= 10hp khi nguồn của dòng điện 380V/ 660V.

    Tốc độ vòng quay của motor giảm tốc đảo chiều thường là 1450v/p.

Motor giảm tốc 220v đảo chiều

Các số liệu quan trọng của motor giảm tốc 220v đảo chiều là:

    Mã hàng hộp số, mã motor mini
    Đường kính trục: ... mm
    Đường kính lỗ: ... mm
    Rãnh cavet: ... mm

    Tốc độ trục ra của motor giảm tốc 220v đảo chiều giảm từ 280 vòng/phút đến còn 14 vòng/phút

Nếu bạn chỉnh chậm hơn định mức này thì lực trục ra sẽ bị giảm nhiều, làm motor bị nóng.

Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc đảo chiều

Motor giảm tốc đảo chiều được hoạt động theo một nguyên lý nhất định như sau:

Khi chúng ta muốn đạt được số vòng quay của trục ra bên trong hộp số giảm tốc nhỏ, thì chúng ta chỉ tốn một ít chi phí để lắp thêm hộp số giảm tốc lên động cơ điện. Đồng thời, còn có thể thay đổi số vòng quay của trục ra một cách linh hoạt và nhanh chóng hơn nhiều.

Ngoài ra, còn có một yếu tố nữa là mô men xoắn, bạn sẽ khó để chế tạo được 1 động cơ điện có số vòng quay xác định và mô men xoắn tuân theo ý muốn. Người ta còn gọi đây là tỷ số truyền, số vòng quay và mô men xoắn thường tỷ lệ nghịch với nhau.

Ứng dụng của motor giảm tốc đảo chiều

Tùy theo nhu cầu, mục đích, công suất, kiểu dáng, tỷ số truyền động, motor giảm tốc sẽ được ứng dụng trong các công việc khác nhau phù hợp với đời sống và lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hiện nay, motor giảm tốc được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống và sản xuất, chúng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp, công nghiệp cho đến nuôi trồng thủy sản, được ứng dụng đa dạng từ nhu cầu cá nhân cho đến các công ty và nhiều lĩnh vực sản xuất. Một số ví dụ về ứng dụng motor giảm tốc đảo chiều trong thực tế như:

    Được sử dụng để khuấy trộn các loại hóa chất: khuấy bùn, khuấy trộn xi măng, trộn các chất lỏng lại với nhau.

    Sử dụng trong các ao hồ chăn nuôi thủy sản.

    Trong các bể nước lớn, hồ tưới tiêu trong nông nghiệp cũng như phục vụ cho công nghiệp.

    Gạt bùn trong các hệ thống xử lý nước thải, lĩnh vực sản xuất hóa chất.

    Trong các ngành sản xuất như băng tải, dây chuyền sản xuất xi măng, công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc,...

    Sử dụng trong cần trục, cần cẩu, cầu trục, cầu cảng, máy móc xây dựng, trạm trộn bê tông, các nhà máy sản xuất giấy, công ty rượu bia,…

    Tời điện hay còn gọi là ròng rọc. 

Tổng số điểm của bài viết là: 9940 trong 4939 đánh giá