Motor DC và hộp giảm tốc
Động cơ điện một chiều hay còn gọi là motor DC ( DC là từ viết tắt của "Direct Current Motors") là động cơ điều khiển trực tiếp có cấu tạo gồm hai dây (dây nguồn và dây tiếp đất).
DC motor là một động cơ một chiều với cơ năng quay liên tục. Khi bạn cung cấp năng lượng, động cơ DC sẽ bắt đầu quay, chuyển điện năng thành cơ năng. Hầu hết các động cơ DC sẽ quay với cường độ RPM rất cao ( số vòng quay/ phút), và các động cơ DC đều được ứng dụng để làm quạt làm mát máy tính, hoặc kiểm soát tốc độ quay của bánh xe..
Để điều khiển tốc độ quay của động cơ DC, người ta dùng điều biến độ rộng xung (kí hiệu là PWM), đây là kỹ thuật điều khiển tốc độ vận hành bằng việc bật và tắt các xung điện. Tỷ lệ phần trăm vận tốc với thời gian của thiết bị được điều khiển bằng cơ chế bật tắt một mức độ cơ số vòng quay xác định của động cơ.
Ví dụ, một động cơ có nguồn điện xoay chiều ở mức 50% ( tức 50% tắt và 50% bật), thì mô tơ sẽ quay một nửa số vòng quay ở mức 100% (tổng số).
Mục đích là để khi các xung nối tiếp nhau với tốc độ rất nhanh thì động cơ vẫn có thể quay liên tục với tần số cao mà không bị vấp lỗi...
Hộp Giảm Tốc là gì? Nguyên lý hoạt động của Hộp giảm tốc
Chắc các bạn đã từng nghe qua cụm từ “Hộp giảm tốc”, thế các bạn đã biết hộp giảm tốc là gì chưa? Nguyên lí hoạt động của hộp giảm tốc như thế nào? Cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về hộp giảm tốc với những thông tin dưới đây nhé!
Đúng như tên gọi của nó, hộp giảm tốc là một thiết bị dùng để giảm tốc độ các vòng quay. Đây là thiết bị trung gian giữa động cơ và các bộ phận khác của máy trong dây chuyền sản xuất với chức năng điều chỉnh tốc độ của động cơ điện cho phù hợp với yêu cầu.
Động cơ điện thường có tốc độ quay vô cùng lớn, nhưng khi ứng dụng vào sản xuất trên thực tế thì nhiều trường hợp cần tốc độ quay nhỏ hơn nhiều.
Lúc này việc chế tạo động cơ có công suất nhỏ cần chi phí rất cao, trong khi động cơ có công suất lớn lại nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, chi phí thấp. Chính vì vậy, để làm giảm tốc độ động cơ sao cho phù hợp với yêu cầu của các máy móc thiết bị điện thì người ta đã tạo ra hộp giảm tốc. Hơn nữa, khi dùng hộp giải tốc tải trọng của động cơ cũng được tăng lên rất nhiều.
Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi và được dùng để giảm vận tốc góc và tăng mômen xoắn và là bộ máy trung gian giữa động cơ điện vồ bộ phận làm việc cúa máy công tác.
Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi, thường đi kèm với động cơ máy khuấy, có 2 tác dụng chính:
· Giảm tốc: Vì động cơ (theo chuẩn quốc tế) thường có tốc độ cao, trong khi nhu cầu sử dụng thực tế (tốc độ đầu ra) lại thấp, cho nên sẽ cần tới hộp giảm tốc để điều chỉnh vòng quay để được tốc độ như ý.
· Tăng tải: Lắp hộp giảm tốc vào động cơ làm tăng moment xoắn, từ đó làm tăng khả năng tải trọng và độ khỏe của trục ra hộp giảm tốc.
Một đặc trưng nữa của hộp giảm tốc cần lưu ý đó là, hộp giảm tốc chỉ điều chỉnh (giảm) xuống được một tốc độ quay nhất định, khác với biến tần, có thể điều chỉnh cho trục ra nhiều tốc độ sử dụng khác nhau.
Cấu tạo của hộp giảm tốc như thế nào?
Bên trong hộp giảm tốc có cấu tạo cũng khá đơn giản, chúng gồm các bánh răng thẳng và nghiêng ăn khớp với nhau theo một tỷ số truyền nhất định. Khi có nguồn điện cấp vào, thiết bị này có thể tạo nên số vòng quay phù hợp với yêu cầu người sử dụng. Tùy vào điều kiện làm việc và tính toán thì người ta sẽ thiết kế 1 hộp giảm tốc phù hợp với công việc.
Hộp số giảm tốc dùng để giảm tốc độ vòng quay từ động cơ. Khi lắp ráp, một đầu hộp số giảm tốc được nối với động cơ (xích, đai, hoặc nối cứng), đầu còn lại của hộp số giảm tốc được nối vối tải.
Vai trò của Hộp Giảm Tốc
Khi các chuyên gia chế tạo ra cái gì cũng sẽ có một mục đích nhất định, nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó trong xã hội. Vậy thường người ta sẽ ứng dụng hộp giảm tốc vào những thiết bị nào? Hộp giảm tốc được ứng dụng ở nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau. Thường thấy nhiều ở trong máy móc của các nhà máy.
Gần gũi và ứng dụng mà bạn dễ thấy nhất và nhiều nhất của hộp giảm tốc chính là trong động cơ đồng hồ, xe máy. Hộp giảm tốc không thể thiếu trong băng chuyền sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, sản xuất bao bì, trong băng tải …
Đặc biệt trong các máy khuấy trộn, cán thép, xi mạ, trong các hệ thông cấp liệu lò hơi. Nhìn chung, đây là thiết bị được ứng dụng rất đa dạng và giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
Thông thường động cơ có tốc độ quay rất cao, trong khi đưa vào hệ thống truyền tải, hay khi phối hợp với người sử dụng hoặc bộ phận, máy móc khác yêu cầu tốc độ quay thấp hơn nhiều lần, thì việc giảm tốc cho động cơ là yêu cầu cần thiết.
Nên cạnh đó nhu cầu sử dụng tốc độ động cơ ở mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực tùy theo đặc thù công việc và hoạt động sản xuất sẽ khác nhau chính vì thế việc chế tạo đông cơ với đa dạng các tốc độ quay tương ứng là việc làm khó khăn.
Thứ hai, việc chế tạo động cơ có công suất nhỏ (thỏa mãn yêu cầu sử dụng) cần chi phí rất cao, trong khi động cơ có công suất lớn (tốc độ quay lớn) thường nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, với chi phí thấp hơn rất nhiều.
Chính vì thế để phù hợp với các tiêu chí về chi phí, cấu tạo nhỏ gọn, đơn giản, dễ sử dụng và bảo dưỡng thì sử dụng hộp giảm tốc vẫn là phương án khả thi và tối ưu nhất.
Ứng dụng của Hộp Giảm Tốc
Hộp giảm tốc được ứng dụng ở nhiều ngành nghề sản sản xuất. Ví dụ như trên băng chuyền sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, sản xuất bao bì, … trong khuấy trộn, cán thép, xi mạ, trong các hệ thông cấp liệu lò hơi, ...Nói chung là nó được ứng dụng rất đa dạng cũng như giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất.
Nếu không làm trong các nhà máy, xí nghiệp thì ứng dụng mà bạn dễ thấy nhất của hộp giảm tốc chính là ở động cơ của xe máy và đồng hồ.
Những loại hộp số được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay chủ yếu là các thương hiệu có tiếng đến từ Đài Loan như Dolin, hay hàng sản xuất chế tạo trong nước.
Ưu điểm của chúng là có chất lượng ổn định, giá rẻ, dễ mua hàng với số lượng lớn, chế độ bảo hành tốt, thường thì các loại hộp số đến từ các thương hiệu này được bảo hành tối thiểu từ 6 tháng trở lên. Trên thị trường cũng có các loại hộp giảm tốc có xuất xứ từ thị trường Châu Âu nhưng ít được sử dụng vì chúng có giá thành khá cao, mua hàng phải đặt trước và khi hỏng hóc thì việc sửa chữa thay thế phụ từng cũng gặp nhiều khó khăn.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Động cơ 3 pha, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Phương pháp lựa chọn động cơ giảm tốc (01/10/2019)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc trong công nghiệp (07/01/2018)
- Tìm hiểu về các loại hộp giảm tốc (23/01/2018)
- Kết hợp sử dụng hộp giảm tốc và biến tần trong công nghiệp (23/01/2018)
- Động cơ giảm tốc là gì? Motor giảm tốc có gì khác so với hộp giảm tốc? khái niệm hộp giảm tốc là gì? (03/01/2018)
- Hộp giảm tốc là gì? Cách phân loại hộp giảm tốc (10/10/2019)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
- Tiêu chuẩn IEC áp dụng cho động cơ điện (01/12/2018)
- Động cơ điện và nguyên tắc cơ bản khi sự dụng (12/12/2018)
- Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc (03/03/2018)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join